Trần Thành Tâm. Đây là tên gọi của 1 thằng nhóc gầy gò ốm yếu. Nói về hơn 10 năm trước, nó và cha đã lưu lạc tới vùng đất này nơi gọi là Củ Chi. Năm đó nó mới 4 tuổi. 2 cha con đùm bọc lẫn nhau mà sống, Tối ngủ nghĩa trang. Sáng cha nó đi làm hồ, nó đi ăn cắp đồ cúng để ăn. Hôm không có đồ cúng thì nó phải đi xin mấy người bảo vệ hoặc những người thăm viếng. Sau khi cha nó lãnh được tháng lương đầu tiên, cũng chỉ ăn được khoai và khoai. Cha nó đâu phải người bản xứ, vì vậy đi làm không có giấy tờ lận lưng, phải làm chui nên bị chèn ép đủ điều. Dù vậy, cha nó vẫn cười vui khi gặp nó. Nó cũng rất ngoan, phụ giúp cha. Tối 2 cha con ra ao trong nghĩa địa tắm, cười đùa vui vẻ. Nó cũng rất hiền lành lễ phép, khiến cho các bác các chú bảo vệ ở nghĩa trang cũng thương nó vô cùng.
Mọi chuyện cứ êm xuôi như vậy, cha con nương tựa nhau mà sống. Đến 1 ngày, chuyện không may xảy ra. Cha nó trong lúc làm việc giàn giáo bị sập. Cha nó ngã từ trên cao xuống, người bị giàn giáo ghim trúng, chết tại chỗ. Bà con ở xung quanh và quản trang thương tình, cho nó 1 chỗ chôn cất cha tại nghĩa trang. Sau khi nghe được tin, nó khóc hết nước mắt, cả người sức lực cũng không có. Và điều làm 1 thằng nhóc hiền lành ngoan ngoãn bắt đầu bị biến chất khi 2 ngày sau tai nạn, ông chủ của cha nó đến, quăng cho nó 1 xấp tiền polymer tờ 10 ngàn. Nó chỉ biết bao nhiêu đấy tổng cộng là 500k không biết gì hơn. Không 1 lời hỏi han động viên, không an ủi. Và những lời bàn tán từ đồng nghiệp đi thăm viếng nó biết được. Vì cha nó là người ngoài huyện, là dân lưu vong nên toàn bộ việc nguy hiểm đều là cha nó phụ trách. Không vật gì bảo hộ vì ông chủ sợ phí tiền nên mới có sự việc hôm nay.
Nó khờ dại nhìn những gương mặt tới thăm viếng, không có bất cứ nét đau buồn trên mặt họ, ngược lại sự mỉa mai khinh bỉ in đậm trên mặt, hằn sâu trong tâm trí nó. Con người nó từ từ biến chất kể từ nay. Nó được 1 quản trang già nhận nuôi. Ông không con cái, không gia đình, ban đầu ông dự định như vậy tới già. Sau khi có nó ông rất vui coi nó như con. Sau khi biết tin, ông càng thương nó quyết định nhận nuôi nó để nó có nơi nương tựa.
Ông là quân nhân giải ngũ, trước đây nghe nói ông là trung tá gì đó. Sau đó, vì không muốn tham gia đấu đá quan trường. Ông xin giải ngũ, về quê điền viên. Ông dạy nó học chữ, dạy nó học võ. Võ giả ở quân đội là 1 phạm trù khác. Mang đậm tính thực chiến và chết chóc. Nhưng nó không quan tâm. Bây giờ trong đầu nó tất cả chỉ có thù hận và thù hận. Không có bất cứ gì nên nó cứ lao đầu mà học.
Ông cũng thấy nó rất có tài và khiếu học. Nó như trời sinh thần lực, sức lực hơn người. Lại chịu tập luyện kiểu địa ngục trong quân đội. Dù ở tuổi thứ 6. Nó đã mang thân hình rắn chắc. Sáng nào cũng ôm bao cát chạy, đứng tấn, đấm vào cây. Nó siêng năng rèn luyện không biết mệt mỏi. Dù có gầy gò cũng có thể thấy được từng múi cơ trong cơ thể nó.
Ông còn phát hiện, trên lưng nó có 1 hình xăm về tướng Quan Vân Trường. Hình xăm như in vào da thịt nó. Ông lấy làm lạ, nhờ 1 người quen trong nghề xăm đến xem. Khi đến xem, người này như chết điếng. Hình xăm vào thời đó rất bị coi thường, vì nhiều người đâu ai hiểu được ý nghĩa của nó. Nhưng ông này thì khác. Lão là người lão làng bao nhiêu năm. Rất rõ ý nghĩa của hình xăm, đặc biệt, đối với việc xăm 1 đại tướng tài trên lưng là điều điên rồ. Không phải chuyện trong giang hồ. Nhưng muốn xăm 1 tướng tài, phải thắp nhang cầu khẩn. Chỉ được sự cho phép, mới có được hình này. Nếu không, với sự tâm linh và dũng mãnh cũng đủ hại chết người có hình xăm. Vậy mà 1 thằng nhóc 6 tuổi lại có 1 hình xăm hùng hồn dũng mãnh như vậy, không sợ làm sao được. Đã vậy, hình xăm này được xăm không phải bằng kim mà bằng phương thức rọc da. Đây là phương thức khá man rợ, như cực hình, vậy mà hình xăm này lại cực kỳ tỷ mỉ. Quá khủng khiếp.
Một hồi xem xét sau ông càng thất kinh, loại mực này là mực được pha từ châu sa và nước suối tinh khiết thượng nguồn. Về độ lâu của nó thì là cả đời không phai mực. Nhưng cái đáng sợ hơn hết, 2 thứ này đều mang độc, không cẩn thận vào máu là chết người, hình xăm này lại xăm lúc nó còn nhỏ. Vậy mà vẫn sống tới giờ.
Từ đó, nó được lão quản trang nuôi với quy định không lộ hình xăm ra. Vì không biết là đại cát hay đại hung nữa. Lão quản trang nghe cũng sợ mất vía. Cấm nó từ giờ không được ở trần nữa. Thời gian trôi qua. Năm nó 12 tuổi. Lão quản trang bệnh nặng qua đời. Nó mồ côi từ đó.
Càng lớn, nó càng thể hiện cái quái vật trong người. Nó khỏe mạnh hơn người gấp mấy lần. Nó được nhận vào khuân vác gạch lót lúc 13. Vậy mà nó làm việc gấp 3 người trưởng thành. Gạch gần 50kg vậy mà một mình nó vác nhẹ phây phây. Nhìn thân thể gầy gò như vậy mà có sức mạnh khủng khiếp. Nó cũng học được mánh mun, lươn lẹo. Nó biết để tồn tại cần phải dùng đầu óc. Nó được các anh trong chỗ làm việc, chỉ dạy có, ăn hiếp có nhưng đối với nó là kinh nghiệm. Tới năm 16 tuổi. Nó bị đuổi việc vì đánh 1 thằng vừa vào làm gãy 6 cái răng. Nó cũng không phải muốn ra tay nặng nhưng mà nó không kìm được nóng giận. Vì thằng đó chửi hắn 1 câu có cha sanh không có mẹ dạy. Lúc đó nó chỉ đấm 1 đấm duy nhất. Anh em ở khu đó sợ nó bị trả thù. Bảo nó trốn đi.
Nó bắt đầu trốn khỏi nơi đó, lưu lạc, trốn thoát tới nơi gọi là đất Long An. Nó nhặt ve chai kiếm sống, thân hình gầy gò hơn. Cứ như vậy vài năm qua đi, bỗng 1 ngày cuộc sống nó thay đổi. Sáng hôm ấy, nó đi ngang qua 1 quán cà phê bình dân.
– “Tin khẩn cấp, Tin khẩn cấp. Vào rạng sáng nay, Một vị lãnh đạo tối cao đang công tác chỉ đạo tại Long An thì bị một nhóm khủng bố ám sát. Cả ngài ấy và vệ sĩ đều bị rơi xuống sông vàm cỏ tây. Hiện tại vẫn chưa tìm được người. Ai có tin gì lập tức báo cho cơ quan thẩm quyền” – Chiếc tivi nhỏ tầm 14 inch nằm trong quán cà phê phát lên. – “Không biết sao lại lộng hành vậy nữa” – Một người đàn ông uống cà phê nói. – “Kiểu này mấy ông ở tỉnh chắc vạn kiếp bất phục” – Một người già râu tóc bạc phơ, quấn điếu thuốc lại, đốt lên rít 1 hơi. Phả khói rồi nói.
Nó không mấy quan tâm cho lắm. Cán bộ cao cấp thì là việc của công an. Vả lại nó cũng có biết mặt mũi ông ấy là ai đâu. Nó lủi thủi nhặt đồng nát sắt vụn, và nơi yêu thích và tìm được nhiều thứ nhất là bờ sông gần UBND xã Hồng Phú. Nó bắt đầu đi dọc. Bỗng nó nhặt được một chuỗi vòng gỗ chạm khắc khá đẹp. Nó nhặt lên bỏ vào túi. Nó rất thích nhặt đồ ở đây vì sông hay đánh vào bờ những thứ người khách làm rơi. Đang vui vẻ yêu đời thì nó vấp phải thứ gì đó làm nó ngã sấp.
– “Con mọe nó xui dữ vậy” – Nó chửi tục…
Nó nhìn lại xem mình vấp phải gì thì nó muốn đái trong quần. Một cánh tay người. Đang choàng qua 1 gốc cây bình bát. Nó tính bỏ chạy thì bỗng nghe âm thanh mệt mỏi…
– “Cứu… cứu với…” – Một giọng nói không rõ tiếng, chỉ nghe được hơi đẩy ra. Ở dưới sông một người trung niên đang cố bám víu, mặt mũi phờ phạc. Nó biết người còn sống vội vàng kéo người đó lên. Nó biến chất bao lâu nhưng vẫn nhớ lời dạy, thấy người gặp nạn nên ra tay giúp. Nó vẫn nhớ di ngôn nên không bao giờ làm trái.
Người trung niên đang nửa tỉnh nửa mơ, nhìn thấy gương mặt hốc hác, đen nhẻm dơ dáy, đôi mắt buồn, đầu tóc dài thườn thượt. Sau đó ngất lịm đi. Nó rối bời vì không biết phải làm sao. Từ bờ sông này đi trạm y tế cũng mất ít nhất 3 – 4 cây số. Nó lật đật đỡ ông ấy lên. Cõng ông ấy men theo bờ sông mà chạy băng băng. Nếu băng qua đường lớn thì sẽ tới được chòi của nó nhưng nếu có người nhìn thấy nó cõng 1 người trung niên ăn mặc lịch sự không biết chuyện gì xảy ra.
Ở đây nó không mang nhiều tiếng xấu, nhưng không ai ưa nó. Nếu có người nhìn thấy cũng không biết xảy ra chuyện gì. Đi vòng men theo bờ sông cũng phải gần 1 cây số. Nó cũng tới được cái chòi. Đây là khu đất quy hoạch của nhà nước, nhưng chưa xây gì lên, nên nó ở tạm. Đuổi thì nó đi. Cuộc sống nó quen rày đây mai đó. Đến cái chòi nó đặt ông nằm xuống đống rơm, sau đó lấy tất cả quần áo nó có lót lên làm đệm. Lật trong mấy cái thùng cũng chỉ còn nắm gạo tối ăn. Nó bấm bụng nấu 1 ít cháo với vài cây nấm nó có được nhờ đi hái ở ven sông. Nó cởi áo ông ấy ra lau khô người. Đốt ít lửa. Cái khăn ban sáng nó mua 12 nghìn tính làm mền giờ cũng đắp cho ông. Xé cái áo sạch nhất làm khăn, nấu ít nước đắp lên trán. Khuôn mặt tái nhợt vì lạnh của người trung niên kia cũng dần có chút máu huyết nó mới thở phào.
Thấy người này dần khỏe, nó chạy ra sông bắt ít cá. Đây là lương thực chính của nó. Không có tiền ra sông bắt cá nướng ăn. Nó mò mẫm cũng được vài con cá nhỏ, vài con ốc bu. Cũng không nghĩ nhiều chạy ra tiệm đầu ngõ:
– “Bà bảy, lấy tui ít xả đi” – Nó nói với bà già bán tạp hóa… – “Mày tính ăn cá nữa hả thằng kia, có tiền không mua thịt mà ăn” – Bà bảy gần 70 tuổi. Miệng móm cười nói. Ở đây chỉ có bà bảy là tốt với nó. Chỉ có bà bảy là biết nó rất ngoan. Tuy nói chuyện hỗn hào nhưng nó giúp bà nhiều thứ. Con cháu bà đều ở thành phố. Bà cũng hay cho đồ nó ăn. – “Tui cũng muốn lắm nhưng mà tui còn có 20 chục à. Sáng giờ không bán được gì hết trơn á” – Nó làm mặt khổ nói. – “Tổ cha mày đói với khổ. Vậy mà không biết mở miệng xin. Tự ái cao là chết đói nha con” – Bà vừa cầm mấy cọng xả, vừa bỏ vào bịch đưa cho nó cười mắng. – “Bà cũng có khá gì hơn tui đâu. Bà giữ lại mà ăn, tui về nhen” – Nó vừa nói vừa chạy. Bà nhìn theo miệng móm móm cười. – “Cái thằng, miệng cứng ruột mềm” – Bà lầm bầm…
Nó chạy về tới nơi thì người trung niên đã ngồi thừ lúc nào không hay. Ông nhìn quanh, xung quanh toàn rác là rác, chỉ có chỗ ông nằm là sạch nhất. Ông nhăn mặt, ai lại đi lót 1 đống dẻ lau cho ông nằm thế này. Đang còn bàng hoàng thì có 1 giọng nói hơi trầm vang lên.
– “Ông dậy rồi hả, tưởng ông chết rồi chứ”
Người trung niên giật mình ngước lên. Là khuôn mặt ông nhìn thấy trước khi bất tỉnh. Giờ nhìn kỹ lại 1 thanh niên thân hình hơi gầy nhưng rắn rỏi, da hơi sạm, khuôn mặt xương nhìn nam tính lắm. Điểm nhấn là đôi mắt buồn như chứa bao bi thảm.
– “Là cậu cứu tôi à” – Người đàn ông rốt cuộc mở miệng… – “Cây bình bát cứu ông chứ tui làm gì cứu ông. Ông là dân nơi khác đúng không. Khi không khơi khơi nhảy xuống sông bơi làm gì. Sông vàm cỏ ở đây chết bao người rồi. Không biết bơi còn cố” – Nó nhìn ông cười khinh khỉnh nói…
Ông dở khóc dở cười. Tên này nói chuyện không kiêng nể người già lớn tuổi gì cả. Nhưng cách làm lại trái ngược. Đương đầu sóng gió bao năm, ông nhìn ra được người này đang giúp ông. Ông chợt hỏi…
– “Cậu biết tôi là ai không” – “Không, ông là ai kệ ông chứ. Liên quan gì đến tui, chỉ là đừng chết ở nhà tui là được” – giọng nói trầm ấm nhưng bốp chát khó nghe lại vang lên. Nó vừa rửa sạch mấy con ốc, móc con dao lận lưng quần xử lý con cá. Nồi cháo sôi ùng ùng bao giờ. Nó bỏ hết vào. Nó biết đồ sông như này không có xả rất tanh vì vậy nó cũng rửa bằng xả.
Nhìn động tác của nó làm ông thấy rất gần gũi. Ông nhớ lại hoàn cảnh cơ cực thời xưa. Cũng như nó nhưng không khổ như vậy. Trầm ngâm đôi chút ông lại hỏi…
– “Cậu tên gì” – “Tâm” – Nó không quay lại vừa làm vừa trả lời. Bỏ ít muối vào rồi nếm thử. Nó gật gù. Lấy cái chén cũ gần bể rót ít nước mắm rồi lấy cái tô mới nhất múc cháo đổ vào. Rồi đưa cho người trung niên. Nó chỉ có 2 cái đồ đựng trong chòi. Không có lấy 1 cái ly… – “Ông ăn đi rồi đi. Ông không đi tui không có chỗ mà ngủ” – Nó đưa cháo rồi hất hàm nói với người trung niên.
Dù giọng nói bốp chát chói tai, không mấy thiện cảm nhưng hành động trái ngược. Ông bắt đầu thấy thích thằng nhóc này.
– “Cậu không ăn?” – Ông hỏi nhìn ái ngại. Nhưng cái bụng ông lại kêu lên. – “Đói mà làm màu. Ăn đi, đàn ông mà nói nhiều như đàn bà” – Nó đặt tô cháo lên nền rồi quay qua đổ nước vào nồi mà nấu.
Người trung niên cười khổ rồi cũng ngồi ăn. Múc 1 muỗng cháo ăn với nước mắm, mùi vị quen thuộc tràn vào cuống họng, ông bất giác rơi lệ. Mặt thẫn thờ ngồi thừ ra. Chừng năm phút sau ông mới lấy lại bình tĩnh.
– “Cháo này ai dạy cậu nấu” – Ông nghiêm nghị hỏi… – “Cha tui” – Nó vẫn loay hoay nhóm bếp. Cộc lốc trả lời… – “Cha cậu đâu” – Ông hỏi tiếp. Chợt nó ngừng lại. Không khí bỗng trầm xuống. – “Chết rồi” – Một phút sau nó bình thản trả lời rồi nhóm bếp tiếp. Nhưng là người lão làng, trong giọng nói của nó ẩn ẩn nghe được sự thù hận. Ông thở dài. Nhìn thân ảnh gầy gò thân thương kia. Ông lại cảm thấy sao quen thuộc quá. Gương mặt ấy cứ làm ông nhớ tới 1 người. Nhưng không rõ là ai. Cứ mờ mờ ảo ảo.
Bỗng ngoài đường lớn. Một người đàn ông bặm trợn từ từ tiến vào căn chòi. Nó là người luyện võ từ nhỏ, lại trời sinh thần lực, thính giác cực nhạy. Từ ngoài đường lớn đi vào đây làm gì. Chòi của nó khuất sau tán cây. Người đi đường không để ý kỹ sẽ không thấy. Nó làm vậy tránh người trên xã xuống thanh tra thì nó không có chỗ ở. Nó đứng dậy đi ra ngoài. Trời sập tối, chỉ có ánh lửa le lối trong căn nhà.
Người đàn ông bặm trợn bước vào bỗng thấy 1 người bước ra. Tên đó ngạc nhiên nhưng khi đến gần nhìn kỹ thì ra là thằng nhóc tên đó mới buôn lỏng.
– “Ông là ai” – Nó hất hàm hỏi… – “Mày không cần biết. Mày chỉ cần biết tao đến để đón người trong kia đi” – Tên đó hách dịch nói… – “Người nào. Nơi này chỉ có mình tui. Làm gì có ai mà đón” – Nó cảm thấy người đàn ông này bất thiện. Có mùi sát khí. Nó rất nhạy cảm với mùi đó. Là mùi mà nó cảm thấy khi lão quản trang tỏa ra. Chỉ có từng giết qua người mới có mùi đó. – “Mày đừng có láo. Ban chiều mày cõng 1 người chạy qua đường cái. Chính mắt tao thấy. Khôn hồn thì để tao đón người. Không mày sẽ chết không bằng sống” – Tên kia nóng giận. Không có thời gian nên hắn nóng lòng.
Thành Tâm bây giờ khẳng định người này có ý bất thiện, phía đường cái còn 1 chiếc xe. Tắt đèn tối đen như muốn lẫn vào bóng đêm. Đây là khu ít người. Không mấy ai ở. Nếu nhìn thấy chỉ có thể là người có mưu đồ từ trước. Lăn lộn trong xã hội. Nó cảm thấy người này có thể đe dọa tới tính mạng của nó. Không nó 2 lời. Nhanh như con sóc nó lao thẳng tới đấm mạnh vào mặt tên kia.
– “Aahh…” – Tên kia la lớn. Ôm mặt lùi về phía sau. Nó thuận thế tiến lên nhanh như cắt một đòn đá tạt cực mạnh vào tai.
Nó được lão quản trang dạy về những chỗ hiểm dùng để đấu sinh tử. Nó ít khi dùng. Với sức của nó thì ít người có thể đe dọa được. Nhưng lần này nó biết chậm 1 giây có thể mất mạng. Nó thấy lù lù trong áo người đàn ông cộm lên một vật. Không cần biết nó là gì. Nhưng nếu người đó đụng vào thì nó sẽ chết.
Tên đó không ngờ thằng nhóc mạnh vậy, một đấm khiến hắn xây xẩm mặt mày, lại bồi thêm một cú đá tạc vào tai. Lập tức bất tỉnh nhân sự. Nó đi lại lập tức lôi toàn bộ những thứ có trong người tên đàn ông này. Vừa chụp vào vật cộm lên, nó cảm thấy lạnh người. Là súng. Còn là 1 cây uzi có nòng giảm thanh. Cái này nó từng thấy vài tấm hình trong phòng bảo vệ của lão quản trang.
– “Chouf… chouf…” – Vài tiếng súng vang lên. Nó thấy vai trái và chân phải đau nhói.
Nó ngã khuỵu xuống đất. Cố gắp ngước mặt lên. 2 người đàn ông từ xe bước xuống. Tay cầm 2 khẩu súng ngắn. Cũng có nòng giảm thanh. Cả người đau nhức. Viên đạn cắm thẳng vào xương vai và xương ống quyển khiến nó đau đớn vô cùng. Nhưng nó không dám hét. Trong đầu nó, 1 kế hoạch hiện lên. Nó nằm yên bất động, run cũng không dám. 2 tên kia lạnh lùng bước tới. Còn cách nó khoảng 6 bước.
– “Vô dụng, bị 1 thằng nhóc hạ. Để tao coi mày còn mặt mũi gì gặp hội chủ” – 1 tên tóc dài nói. – “Haha, não cơ bắp như nó thì làm được cái quần què gì. Hay là sẵn đây giết nó luôn. Đỡ tranh với anh” – Tên kia nịnh bợ. Hiển nhiên 2 tên này đinh ninh thằng nhóc đã chết. Trời thì tối, hắn cũng không biết mình bắn trúng đâu nhưng thấy nó ngã xuống thì nghĩ là vậy…
Trong lúc cả 2 xì xầm. Nó lập tức vùng dậy. Xách cổ tên nó vừa đá làm bia. Mặc cho vai trái quặn lên từng cơn đau. Nó cầm chặt bán súng bóp cò…
– “Tịch… Tịch… Tịch…” – Tiếng uzi qua ống hãm thanh nghe thật đã tai. Súng giật giật lên, nó nén đau gì chặt bán súng cho thẳng lại. 2 tên kia cũng không thẹn kinh nghiệm lão làng. Không suy nghĩ lập tức bóp cò. – “Chouf… chouf…” – Tiếng súng vang lên… – “Bịch… bịch… bịch…” – 3 tiếng sống sượng của thân thể va chạm với đất.
2 tên kia ăn hơn 6 viên đạn mỗi người lập tức ngã xuống chết tại chỗ. Còn mấy viên đạn 2 tiên kia bắn lại rơi vào cái lá chắn thịt của Tâm. Nó vô lực buôn súng đồng thời ngã bịch xuống đất. Nó cảm thấy cơ thể nó lạnh dần như mùa đông vậy. Nó trong mơ màng nghe được tiếng gào của người trung niên mắt nó mờ dần rồi tối sầm lại.
Đọc truyện dâm không sợ nhìn thấy
Trở lại trang chủ Home để xem nhiều TruyenX hơn.